image banner
TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement 
image advertisement
image advertisement

LẮNG NGHE TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI DÂN

   Trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, việc người dân chủ động phản ánh quan điểm, ý kiến đóng góp không chỉ thể hiện quyền làm chủ, mà còn là minh chứng rõ cho tinh thần trách nhiệm và sự đồng hành của nhân dân với công cuộc đổi mới đất nước. Vì vậy, việc lắng nghe ý kiến của người dân để có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy luôn luôn là một việc làm cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Những ngày gần đây, việc đặt tên các xã, phường mới đã thu hút nhiều sự quan tâm, phản hồi trong Nhân dân. Người dân chính là những người gắn bó trực tiếp với địa phương, hiểu rõ nhất giá trị lịch sử, văn hóa và nhu cầu thực tiễn của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng để xây dựng phương án đặt tên, các địa phương tổ chức lấy ý kiến Nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân về phương án đặt tên các xã, phường mới được các địa phương thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, áp dụng nhiều phương thức khác nhau như tổ chức hội nghị thôn, tổ dân phố, niêm yết công khai tại các địa điểm công cộng, phát phiếu lấy ý kiến tới từng hộ gia đình, đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, đài truyền thanh… Nhờ đó, người dân có điều kiện tiếp cận đầy đủ thông tin, tham gia trực tiếp và được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng đối với việc đặt tên các xã, phường mới.

Với mục tiêu thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin, việc đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự đã được nhiều địa phương ưu tiên đặt. Tuy nhiên, người dân mong muốn nhiều hơn như vậy, mong muốn tên gọi của các xã, phường mới không chỉ đơn thuần là một ký hiệu hành chính để đảm bảo tính thuận lợi trong quản lý nhà nước, giao dịch hành chính mà phải mang đậm ý nghĩa lịch sử và địa lý, phản ánh truyền thống lâu đời cũng như những đặc điểm riêng biệt của từng địa phương. Một tên gọi giàu ý nghĩa sẽ góp phần tôn vinh giá trị văn hóa, gắn kết cộng đồng dân cư và giữ gìn bản sắc quê hương…

Lắng nghe, tiếp thu ý kiến người dân hầu hết các địa phương của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương đã có những điều chỉnh phù hợp. Phương án đặt tên xã, phường mới từ đánh số 1, 2, 3... hoặc theo phương hướng (đông - tây - nam - bắc) đã được thay thế bằng các địa danh giàu bản sắc của các địa phương, tiêu biểu: Phù Liễn (Kiến An), Hưng Đạo (Dương Kinh), Bạch Đằng, Lê ích Mộc (Thuỷ Nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Bảo), Tân Minh, Hùng Thắng (Tiên Lãng)… (Thành phố Hải Phòng); Quang Trung, Lê Thanh Nghị (thành phố Hải Dương), Chu Văn An, Trần Hưng Đạo (Chí Linh), Thái Tân, Hợp Tiến (Nam Sách), Mao Điền (Cẩm Giàng), Kinh Thành, Tân An (Ninh Giang), Yết Kiêu (Gia Lộc)… (tỉnh Hải Dương).

Một tên gọi phù hợp chắc chắn sẽ tôn vinh lịch sử, gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương; tạo dựng sự đồng thuận, gắn kết trong cộng đồng dân cư; khơi dậy niềm tự hào về quê hương, từ đó thúc đẩy tinh thần đoàn kết, ý chí xây dựng địa phương ngày càng phát triển. Tên gọi mới được lựa chọn hợp tình, hợp lý, hợp lòng dân, nó sẽ trở thành biểu tượng mới cho sự đổi mới thành công, vừa tiếp nối quá khứ, vừa mở ra tương lai.

Admin
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0